Ngày 20/12/2020 trên Google Doodle đã xuất hiện hình ảnh Sudan – tê giác trắng đực cuối cùng Phương Bắc. Sự ra đi của con tê giác này đã khiến cho nhiều người cảm thấy xúc động, tiếc nuối. Không chỉ vậy, đó như một tiếng chuông cảnh tỉnh về thực trạng săn bắn động vật hoang dã trái phép đang xảy ra trên toàn thế giới. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tê giác trắng trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu về tê giác trắng đực cuối cùng
Tê giác trắng hay còn được gọi là tê giác môi vuông, có tên tiếng Anh là Ceratotherium simum. Đây là một trong những loại tê giác quý hiếm và luôn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Loài động vật này chủ yếu sống ở phía Bắc và phía nam của Châu Phi. Tê giác thường sống theo bầy đàn, khoảng 1 – 7 con trong một đàn cho dù chúng có kích thước khá to lớn. Trên mõm của chúng có 2 sừng được cấu tạo từ các sợi Keratin, khác hoàn toàn với xương ở gạc hươu, nai.
Hình ảnh tê giác trắng trong tự nhiên
Tê giác trắng khác với tê giác đen ở chỗ miệng của chúng rộng hơn và gặm được nhiều cỏ hơn. Tên gọi “tê giác trắng” là xuất phát từ ban đầu chúng được gọi là “weit”, có nghĩa là “rộng” trong tiếng Afrikaan. Sau dần, “weit” được đọc thành “White” trong tiếng Anh nghĩa là trắng. Chứ thực chất màu da của chúng không khác gì so với những con tê giác đen.
Đặc điểm nổi bật ở những con tê giác trắng đó là có một bướu ở phía sau cổ để có thể giữ được cái đầu bự của chúng. tê giác trắng có môi vuông do môi lồi ra để hỗ trợ chúng trong việc gồm những loại cỏ ngắn ở vùng xavan. Cơ thể chúng có khả năng giữ nước cực tốt, có thể đi 4 – 5 ngày mà không cần nước.
Loài động vật nếu bị giam cầm thì sẽ rất ít sinh sản. Năm 1995, chỉ có duy nhất một con tê giác được sinh ra ở Dvur Kralove. Năm 1995, Safari Phú Quốc đã cho ra đời 1 cá thể tê giác mới.
Phân loài tê giác trắng trong tự nhiên
Trên thế giới có 2 loài tê giác là: tê giác trắng phương Nam và tê giác trắng phương Bắc.
Tê giác trắng phương Nam
Tính đến ngày 31/12/2007, ước tính có 17.460 con tê giác trắng phương Nam sống trong tự nhiên. Điều này, khiến chúng trở thành loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó, Nam Phi được coi là thành trì của loài động vật này khí chiếm đến 93,0%, bảo tồn được 16.255 cá thể trong tự nhiên tính đến năm 2007.
Một số nhóm nhỏ khác có ở Mozambique, Uganda, Kenya và Zambia.
Tê giác trắng đang trên bờ vực bị xóa sổ vĩnh viễn trên Trái Đất
Tê giác trắng phương Bắc
Đây là loài bị tuyệt chủng trong hoang dã, trước đây chúng chỉ có ở một số quốc gia Trung Phi và Đông Phi sa mạc Sahara, là một loài động vật sống ở rừng hoang mạc. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn ghi nhận 3 cá thể và đã được trả lại cho khu vực bảo tồn Kenya. Trước đây, tê giác trắng phương Bắc trong tự nhiên chỉ có ở Vườn quốc gia Garamba, Congo. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công bán quân sự, số Sudan giảm dần và bị xoá sổ trong tự nhiên từ năm 2008.
Những con tê giác còn sống sót đều được chuyển khu bảo tồn và vườn thú. Tuy nhiên, chúng dần dần bị già đi, không còn khả năng sinh sản. Và vào năm 2018, tê giác trắng đực cuối cùng sudan cũng ra đi.
Sự ra đi của tê giác trắng đực cuối cùng phương Bắc
Vào tháng 3/2018, Sudan – tê giác trắng đực cuối cùng đã chết ở tuổi 45. Khoảnh khắc trước khi ra đi của Sudan tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Ol Pejeta, miền Bắc Kenya đã khiến nhiều người phải rơi lệ. Hình ảnh này nhanh chóng được lan truyền rộng rãi và sức ảnh hưởng lớn trong việc kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã.
Sự ra đi đầy xúc động của tê trắng đực cuối cùng – Sudan
Sudan (1973 – 2018) là một cá thể tê giác trắng phương Bắc, cũng chính là con tê giác đực cuối cùng trên Trái Đất.
Khi mới 2 tuổi, Sudan không may dính bẫy của một người thợ săn cùng 5 con tê giác trắng khác là Nadi, Nola, Nuri và Nesari. Sau đó, để bảo vệ Sudan, người ta đã mang nó nhốt tại Sở thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc vào năm 10975. Rồi được chuyển đến Khu bảo tồn Ol Pejeta tại Laikipia, Kenya vào năm 2009, đây là cũng nơi ở cuối cùng của con tê giác trắng này.
Tháng 3/2018, sức khoẻ của Sudan dần suy yếu, ngay sau đó các chuyên gia chăm sóc đã sử dụng nhiều liệu pháp chuyên sâu, nhưng tình trạng của Sudan vẫn không khả quan hơn. Ngày 19/3/2018, con tê giác trắng đực cuối cùng cũng đã không qua khỏi. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn đúng 2 tê giác trắng và chúng đều là giống cái.
Google Doodle tưởng nhớ chú tê giác trắng đực cuối cùng Sudan
Ngày 20/12/2020, Google Doodle đã đăng tải 1 tấm hình để tưởng nhớ đến Sudan đã phải kết thúc cuộc đời của mình ở tuổi 45.
Google Doodle tưởng nhớ tê giác trắng đực cuối cùng của Trái Đất
Cái chết của tê giác đực trắng cuối cùng Sudan chính là tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn trên Trái Đất của một số loài động vật hoang dã. Đặc biệt khi nguyên nhân tuyệt chủng lại đến từ nạn săn bắn. Không ai khác mà chính sự can thiệp con người đã khiến cho môi trường đang dần bị huỷ hoại.
Tổ chức Save the Rhino cho biết, vào cuối năm 1960, có đến 2.630 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở nhiều quốc gia Châu Phi. Thế nhưng, đến năm 1984, chỉ còn khoảng 15 con sống sót do bị săn trộm tràn lan.
Đối mặt trước vấn đề nghiêm trọng này, các nhà khoa học đang nỗ lực hết mình để có thể hồi sinh loài động vật này.
Nỗ lực hồi sinh tê giác trắng đực cuối cùng phương Bắc
Sau khi Sudan chết đi, trên thế giới chỉ còn sót lại 2 con tê giác trắng là mẹ nó Najin và con gái Fatu. Để cứu loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các chuyên gia bảo tồn đã lên kế hoạch thu thập trứng từ 2 con tê giác cái và tiến hành thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh từ con đực đã chết với hy vọng có thể tạo ra phôi thai mới.
Nỗi lực hồi sinh tê giác trắng của các nhà khoa học
Thật may mắn khi công cuộc nghiên cứu bước đầu có thành công vào tháng 8/2019. Trong năm 2019 đã có ba phôi thai tê giác trắng được tạo ra. Thời gian gần đây, một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ Viện Nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz đã thông báo rằng họ đã tạo thêm được 2 phôi thai nữa. Như vậy, đã có tổng cộng 5 phôi thai tê giác trắng phương Bắc thuần chủng được tạo ra. Bước tiếp theo là phải tìm tê giác trắng phương Nam thích hợp để mang thai hộ và sinh con.
Đây là một trong những bước tiến vô cùng quan trọng để cứu rỗi tê giác trắng trên bờ vực diệt vong.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của maygiattham.com về tê giác trắng đực cuối cùng Sudan và nguy cơ tuyệt chủng của giống loài này trên Trái Đất. Có thể thấy rằng, sự săn bắn trái phép của con người đã tạo ra bao cái kết đắng cho các loại động vật hoang dã. Vì vậy, ngay từ lúc này, hãy bằng mọi cách bảo vệ những loài động vật vô tội này, để chúng được tồn tại một cách tự nhiên nhất.