Say nắng ai thì chưa biết nhưng say nắng vào mùa hè thì là hiện tượng khá là phổ biến. Chúng ta cùng tìm hiểu hiện tượng say nắng là gì? Cách nhận biết và biện pháp xử lý hiện tượng say nắng nhé!
Say nắng ( sốc nhiệt) là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng
Say nắng là gì?
Say nắng (hay còn được gọi là sốc nhiệt) là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh này xuất hiện khi cơ thể không còn có khả năng kiểm soát nhiệt độ làm cho thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, mồ hôi tiết ra không đủ để giải toả nhiệt cho cơ thể. Thân nhiệt lúc này có thể lên tới 39.5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-20 phút.
Say nắng có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác trong cơ thể. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được nhanh chóng cấp cứu kịp thời, là một tình trạng bệnh rất nguy hiểm.
Cách nhận biết hiện tượng say nắng
Khi thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể, có thể làm cho thân nhiệt tăng cao đến 40 độ C. Lúc này bệnh nhân sẽ có biểu hiện ban đầu là mặt đỏ bừng, da nóng khô, mệt lả, đau đầu và nôn ói,…
Hiện tượng nặng hơn là chóng mặt, người lờ đờ. mơ hồ và rối loạn ý thức, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng tim phổi của hệ thần kinh. Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, có thể dẫn đến nguy cơ cao bị đột quỵ thậm chí là tử vong.
Biểu hiện của say nắng, say nóng
Biện pháp xử lý nhanh hiện tượng say nắng
Khi bệnh nhân có biểu hiện say nắng trước tiên chúng ta cần phải sơ cứu cho họ, có thể nói sơ cứu là một bước rất quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị và di chứng sau này của người bệnh.
Khi người bị say nắng có những hiện tượng như biểu hiện đỏ da mặt, da nóng bừng, da nóng khô, mệt lả, đau đầu, nôn ói thì phải nhanh chóng cấp cứu hạ thân nhiệt cho những trường hợp này. Lưu ý: không dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp này, vì thuốc này không có giá trị cho những bệnh nhân bị sốc nhiệt.
Say nắng thường có biểu hiện là mặt đỏ bừng, da nóng khô, mệt lả,..
Trước tiên phải nhanh chóng đưa người bệnh vào trong bóng râm mát, bỏ bớt quần áo và thực hiện các biện pháp chườm mát ở các vùng như cổ, nách, bẹn, lai người bệnh nhân bằng nước mát giúp làm giảm nhiệt độ ở người sốc nhiệt do nắng nóng. Nếu như người bị say nắng có phản xạ nuốt thì cho bệnh nhân uống bù nước.
Lưu ý: Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống đồ ngọt, đồ có cafein, đồ uống chứa cồn vì càng làm tăng cơn khát, không cho bệnh nhân uống nước lạnh.
Đồng thời gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện, tiếp tục theo dõi thân nhiệt cũng như thực hiện các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh xuống còn 38 độ C hay 39 độ C và chuyển đến trạm y tế gần nhất.
Khi gặp bệnh nhân bị sốc nhiệt có đột quỵ và ngừng tuần hoàn, thì phải nhanh chóng cấp cứu bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt, ép tim liên tục trong suốt quá trình chờ xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Nếu như cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Những người thường bị say nắng và cách phòng tránh say nắng
Trường hợp hay gặp phải tình trạng sốc nhiệt
Say nắng (sốc nhiệt) thường diễn ra ở những người béo phì, người bệnh cơ thể suy nhược, người già trẻ em là đối tượng rất dễ say nắng. Ngoài ra những người có bệnh về tim mạch, bệnh thần kinh hoặc rối loạn nội tiết, rối loạn bài tiết mồ hôi cũng là những trường hợp hay gặp phải tình trạng say nắng cao.
Còn một trường hợp có thể bị say nắng đó là những thanh niên khỏe mạnh nhưng tập thể dục, gắng sức dưới nhiệt độ và môi trường cao trong thời gian dài.
Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả
Nếu phải đi ra đường thì phải mặc đồ áo chống nắng, đeo kính chống nóng
Mọi người dân cần hạn chế đi ra ngoài đường trời nóng nếu không thật cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra đường thì phải mặc đồ áo chống nắng, đội mũ, đeo kính chống nóng, để bảo vệ bản thân mình.
Hãy uống thật nhiều nước, đặc biệt là những người dân lao động ở ngoài trời nóng. Có thể bổ sung nước chanh hoặc nước muối pha loãng, nước Oresol pha,… Tuy nên hạn chế uống nước đá, nước quá lạnh sẽ dễ gây viêm họng.
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, quạt gió thổi trực tiếp vào gần người cũng không nên. Hãy thực hiện các chu trình ăn chín, uống sôi, bảo vệ sức khỏe an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm các loại hoa quả vào mùa để đảm bảo đủ vitamin, tăng đề kháng cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Say nắng là gì?”, “Cách nhận biết và biện pháp để xử lý hiện tượng say nắng”. Hy vọng những thông tin mà maygiattham.com mang lại sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức về đời sống cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và giữ gìn sức khỏe trong dịp hè sắp tới nhé!