Bệnh viện là môi trường mang tính đặc thù, đòi hỏi sự sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp đẽ. Từ đó tạo cảm giác thoải mái tối đa về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Đồng thời tránh những sự cố tràn sinh học gây ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện và cộng đồng. Do đó, quy trình vệ sinh bệnh viện cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Cùng tham khảo quy trình vệ sinh tại bệnh viện đạt chuẩn trong bài viết dưới đây.
Quy trình vệ sinh bệnh viện
Nguyên tắc chung khi thực hành vệ sinh bệnh viện
Vệ sinh bệnh viện được phân thành những khu vực chuyên biệt khác nhau; dựa trên nguy cơ của người bệnh trong từng khu vực. Phân loại vùng vệ sinh căn cứ vào tính chất chuyên khoa; số lượng và tần số chăm sóc người bệnh hàng ngày. Vùng vệ sinh bao gồm:
- Vùng sạch: phòng giao ban, phòng hành chính, phòng nghỉ nhân viên, nhà kho,…
- Vùng kém sạch: những vùng có liên quan trực tiếp đến hoạt động khám và chữa bệnh cho bệnh nhân như phòng bệnh, phòng thay băng, buồng bệnh, phòng chuẩn bị dụng cụ,…
- Vùng nhiễm khuẩn: phòng thụt rửa, phòng vệ sinh, phòng để đồ bẩn,…
Công tác thực hành vệ sinh được thực hiện thường xuyên, hàng ngày, sau mỗi ca làm việc, sau mỗi lần hoàn tất thủ thuật và phẫu thuật,… Nguyên tắc để vệ sinh hiệu quả và khử khuẩn bề mặt là dùng ma sát để loại bỏ vi sinh vật và các mảnh vỡ cùng rác thải, hạn chế thấp nhất việc sử dụng các hóa chất độc hại, có thể gây hại đến môi trường và con người.
Vệ sinh bệnh viện cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc trước khi làm sạch bệnh viện
Cần xác định từng dụng cụ chuyên biệt cho từng khu vực, bên cạnh đó cần chú ý không không làm vệ sinh ở buồng bệnh khi có nhân viên ý tế đang thực hiện thăm khám và điều trị.
Trong lúc thực hiện công tác dọn vệ sinh
Cần làm sạch bất kỳ bề mặt, đồ dùng nào có dính bụi hay chất bẩn, từ nơi ít có ô nhiễm đến nơi bị ô nhiễm nhiều nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc đến tiếp xúc thường xuyên, từ trong ra ngoài và từ cao tới thấp.
Khi làm việc, cần loại bỏ trước những chất bẩn có thể nhìn thấy được, sau đó mới tiến hành khử khuẩn. Trong quá trình lau, sử dụng giẻ và khăn sạch, không nhúng lại giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch hay khử khuẩn để đảm bảo khả năng làm sạch tối đa. Mỗi giường bệnh cần được sử dụng một giẻ lau riêng biệt. Những hóa chất vệ sinh hay dung dịch tẩy rửa cần được chọn lọc kỹ càng và đúng theo khuyến cáo của bệnh viện.
Nguyên tắc sau khi làm việc
Sau khi thực hiện công việc dọn vệ sinh, những chất thải phải được phân loại và thu gom theo đúng quy định. Những dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh như dụng cụ lau nhà thông minh cần được vệ sinh ngay lập tức, khử khuẩn và sấy khô. Cây lau nhà cùng tất cả đầu lau phải được làm sạch hàng ngày để sử dụng lại. Vệ sinh sạch sẽ giỏ, xô và xe sử dụng để vận chuyển chất thải.
Quy trình vệ sinh bệnh viện cần phải tiến hành cẩn thận
Hướng dẫn thực hành quy trình vệ sinh bệnh viện
Vệ sinh buồng bệnh hàng ngày
Bước 1: Xác định những dụng cụ cần phải thay thế trong phòng bệnh như giấy vệ sinh, khăn giấy, cồn sát khuẩn tay, xà phòng, găng tay,… Đảm bảo những dụng cụ phục vụ quá trình dọn dẹp vệ sinh được đầy đủ, bao gồm các loại khăn sạch, tải lau, dung dịch khử khuẩn,…
Bước 2: Rửa tay theo quy định và mang găng tay bảo hộ.
Bước 3: Dùng vải lau lau sạch toàn bộ giường bệnh. Đồng thời kiểm tra các bề mặt tường nếu nhìn thấy chất bẩn phải vệ sinh ngay lập tức. Vệ sinh các thiết bị đầu giường cũng như công tắc điện, công tắc gọi,… Kiểm tra và vệ sinh giá đựng trên tường, vệ sinh các dấu vân tay, những vết bẩn trên cửa kính, gương soi, cửa sổ, màn cửa ngăn cách, bàn ghế, tivi, bàn làm việc hoặc các loại bảng,…
Đặc biệt chú ý đến những về mặt tiếp xúc thường xuyên như nút chuông gọi, áp kế đo huyết áp, thành giường, sàn nhà, phòng tắm,…
Bước 4: Thu dọn những đồ bằng vải để đem đi giặt sạch, kiểm tra thùng rác và thay nếu thấy thùng đầy ¾
Bước 5: Vệ sinh sàn nhà bằng cách loại bỏ những mảnh vỡ, bụi bẩn, đất cát,.. rồi mới tiến hành lau dọn. Di chuyển đồ nội thất để xử lý triệt để các vết bẩn, kể cả những vị trí ít tiếp xúc như dưới và phía sau giường, tủ.
Bước 6: Lột bỏ găng tay và vệ sinh bàn tay, lưu ý không để lại trong buồng bất cứ vật dụng bẩn nào sau khi dọn vệ sinh.
Chú ý rửa tay và sát khuẩn kỹ càng
Bước 7: Bổ sung những vật dụng hết hoặc còn thiết theo yêu cầu.
Bước 8: Rửa tay và sát khuẩn tay.
Khi làm sạch phòng của bệnh nhân, cần lưu ý những thông tin sau:
- Thu gom rác ít nhất 2 lần/tuần hoặc khi nào cần.
- Bụi trên cao, ốp chân tường và các góc trong phòng cần được vệ sinh ít nhất hàng tuần.
- Rèm cửa và tấm trải sàn cũng cần được vệ sinh và giặt sạch định kỳ.
- Vệ sinh rèm cửa sổ nếu thấy xuất hiện vết bẩn, hoặc ít nhất vệ sinh định kỳ theo tháng.
Vệ sinh buồng bệnh khi kết thúc sử dụng
Khi một bệnh nhân ra viện, chuyển khoa hay tử vong, không gian phòng bệnh sau đó cần được dọn dẹp và khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi có bệnh nhân tiếp theo sử dụng. Các bước thực hiện cũng sẽ tương tự những việc cần làm nêu trên, tuy nhiên có bổ sung thêm một số công việc sau:
- Loại bỏ những vật tư y tế còn lại của người bệnh trước.
- Đổ bỏ chai hút dẫn lưu. Loại bỏ túi dẫn lưu, ống dẫn lưu, ống dẫn lưu tiết niệu và bô vịt xử lý vệ sinh an toàn.
- Loại bỏ toàn bộ thiết bị điều trị liên quan đến oxi.
- Những vật dụng còn lại khác xử lý theo quy định của bệnh viện. Nếu xử lý không đúng có thể dẫn đến lây truyền vi sinh vật cho bệnh nhân khác. Đồng thời cần đặc biệt lưu ý những đồ dùng chăm sóc cá nhân không được sử dụng chung. Đồ dùng chăm sóc cá nhân bao gồm; các loại kem, xà phòng, dao cạo, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, hàm răng giả, lược chải tóc, thiết bị chăm sóc móng tay, đồ chơi, sách, tạp chí,…
Vệ sinh buồng bệnh khi kết thúc sử dụng
Vệ sinh các thiết bị chuyên dụng
- Những thiết bị thông thường sử dụng cho bệnh nhân nên được tẩy rửa bằng chất khử khuẩn mức độ thấp.
- Các thiết bị điện tử bao gồm; máy bơm truyền dịch, máy bơm thuốc giảm đau, máy thở, các thiết bị cầm tay và bàn phím cần được làm sạch bằng những hóa chất chuyên dụng.
Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật
Vệ sinh môi trường trong buồng phẫu thuật là công tác khá quan trọng. Nhằm giảm thiểu rủi ro khi người bệnh tiếp xúc với vi sinh vật có khả năng lây nhiễm. Công tác vệ sinh buồng phẫu thuật phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên đào tạo theo chuyên khoa vệ sinh phòng phẫu thuật; có khả năng thực hành thành thạo các công việc trong quy trình vệ sinh. Hoạt động vệ sinh cần được giám sát nghiêm ngặt bởi hệ thống đánh giá.
Vệ sinh phòng phẫu thuật đòi hỏi những tiêu chí cao và sự giám sát chặt chẽ
Quy trình vệ sinh phòng phẫu thuật trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vệ sinh khử khuẩn tay và mang găng tay.
Bước 2: Thu gom toàn bộ chất thải và tiến hành loại bỏ, đồng thời loại bỏ cả những đồ vải bị vấy bẩn.
Bước 3: Thay găng tay và lau chùi đèn mổ.
Bước 4: Vệ sinh và khử khuẩn toàn bộ bề mặt đã tiếp xúc với bệnh nhân hoặc chất dịch cơ thể; các cửa và thiết bị chuyên dụng.
Bước 5: Vệ sinh và khử khuẩn sàn nhà, bàn mổ và khu vực xung quanh bàn mổ.
Bước 6: Đặt bảng cảnh báo trơn trượt trước phòng.
Bước 7: Bỏ găng tay và vệ sinh tay trước khi kết thúc công việc và ra khỏi phòng.
Vệ sinh tại những khu vực chuyên biệt
Khu vực chuyên biệt dành cho những bệnh nhân có nhiễm khuẩn do trực tiếp (nguy hiểm nhất thời gian gần đây là virus corona); lây nhiễm Liên cầu ruột kháng Vancomycin (VRE), Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA),…
Tất cả nhân viên dịch vụ vệ sinh đi và thực hiện nhiệm vụ phải mặc áo choàng bảo hộ; găng tay riêng và loại bỏ chúng hoàn toàn trước khi rời khỏi phòng tại khu cách ly đó.
Vệ sinh hành lang và cầu thang
Tần suất vệ sinh cầu thang tối thiểu tại bệnh viện là 2 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào cần thiết. Khi vệ sinh, tránh đổ nước ra sàn; rồi dùng chổi quét vì rất dễ gây trơn trượt cho những người xung quanh.
Bước 1: Mang đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, hóa chất cũng như dụng cụ, biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Bước 2: Pha hóa chất để lau dọn bề mặt.
Bước 3: Thu gom toàn bộ chất thải vào túi để thực hiện công tác xử lý rác thải sau này.
Bước 4: Thấm chổi lau vào dung dịch tẩy rửa rồi thực hiện các hoạt động lau chùi sàn nhà, biển báo, tay vịn, bề mặt cầu thang và bờ tường, sau đó dùng nước sạch lau lại và để cho sàn khô.
Bước 5: Hoàn tất công việc vệ sinh bằng cách thu dọn và cất biển báo.
Vệ sinh hành lang và cầu thang
Bước 6: Cất toàn bộ dụng cụ, sau đó đổ bỏ chất thải thu được sau quá trình làm việc.
Bước 7: Bỏ găng tay và vệ sinh, khử khuẩn tay.
Bước 8: Xác nhận hoàn tất thủ tục bằng cách đã hoàn thành công việc trong bản kiểm công việc hàng ngày.
Công việc sau khi làm sạch bệnh viện
Sau khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác dọn vệ sinh. Tiến hành bỏ găng tay đã sử dụng và các phương tiện phòng hộ cá nhân khác và thùng thu gom chất thải. Sau đó vệ sinh tay trước khi ra khỏi phòng. Giặt đầu cây lau, tải lau cũng như các thiết bị; dụng cụ vệ sinh khác rồi bảo quản đúng nơi quy định.
Những hóa chất làm sạch, khử khuẩn dùng cho hoạt động vệ sinh cần được dán tên; điền đầy đủ hạn sử dụng và lưu giữ trong thiết bị có ống đo định lượng. Cây lau, tải hoặc khăn sạch phải được giữ khô. Tránh tiếp xúc với chất bẩn hoặc các chất bị ô nhiễm khác.
Kiểm tra lại toàn bộ kết quả của quá trình vệ sinh; bao gồm cả phương tiện và hóa chất dùng cho vệ sinh, thời gian thực hiện,…
Trên đây là các bước trong quy trình vệ sinh bệnh viện. Đối với mỗi bệnh viện hay đơn vị vệ sinh công nghiệp khác nhau, quy trình này có thể được thay đổi ít nhiều để phù hợp với tình hình hoạt động cũng như cấu trúc của bệnh viện. Mong rằng các bạn tham khảo những thông tin trên có thể bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình về công tác dọn dẹp vệ sinh tại bệnh viện.