Việc nắm được cấu tạo bàn nâng xe máy, cùng nguyên lý vận hành sẽ giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Vậy bàn nâng sửa xe máy được cấu thành từ những bộ phận chính nào, vai trò của những bộ phận đó là gì? Nếu đây là vấn đề bạn quan tâm thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Cấu tạo bàn nâng xe máy
Cũng giống với cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, bàn nâng sửa xe máy có cấu tạo khá đơn giản bao gồm các bộ phận chính sau:
Mặt bàn nâng: Mặt bàn dùng để để xe, là nơi xe trực tiếp đứng lên trên. Mặt bàn được làm từ thép nguyên khối lớn, đủ chứa được xe.
Mặt bàn phụ: Có thể kéo ra khi cần thiết, giúp tăng kích thước của mặt bàn.
Bàn dẫn xe lên – xuống: Bàn nâng xe máy thủy lực được thiết kế thêm bàn dẫn với thiết kế hơi dốc để đưa xe lên xuống dễ dàng hơn. xe vào dễ dàng hơn.
Bộ phận đẩy/ đạp xe lên – xuống: Đây chính là phần ty nâng (trục đẩy), bộ phận này kết hợp với dầu thủy lực, chịu tác động của người dùng sẽ đẩy bàn nâng đi lên.
Phần khung đỡ: Khung thép hình chữ nhật được bắt cố định xuống sàn cho độ chắc chắn cao. Phần khung di động được làm từ hai thanh kim loại mỗi bên được bắt chéo lại với nhau. Bộ phận này cơ động có thể co lại hoặc giãn ra để thay đổi độ cao cho bàn nâng.
Cách thức hoạt động: Bàn nâng rửa xe máy sử dụng dầu thủy lực bên trong ty nâng để hoạt động. Khi tiến hành các thao tác đạp chân, bàn đạp được gắn ống dầu giúp dầu chảy vào trong ty, nhờ đó mà ty nâng lên một cách dễ dàng. Đối với loại dùng điện, người dùng chỉ cần kết nối thiết bị với nguồn điện là có thể sử dụng được.
Phân loại bàn nâng xe máy
Dựa vào tính năng, cấu tạo bàn nâng xe máy được chia thành những loại sau:
Bàn nâng xe máy âm nền
Bàn nâng xe máy được lắp đặt âm nền, khi hạ xuống phần mặt bàn sẽ bằng hoặc thấp hơn so với mặt sàn. Bàn nâng xe máy thủy lực âm nền có tính thẩm mỹ cao, gọn gàng, tiết kiệm diện tích lắp đặt. Tuy nhiên, loại hạn chế của loại này là khó thi công và vệ sinh.
Bàn nâng xe máy lắp nổi
Hay còn được gọi là bàn nâng xe máy dương nền, khi lắp đặt bàn nâng sẽ cao hơn so với mặt sàn. Ưu điểm của loại này là dễ thi công cũng như vệ sinh; thế nhưng tính thẩm mỹ không cao, tốn diện tích và dễ gây va quệt, vấp ngã khi sử dụng.
Bàn nâng xe máy đạp chân
Hay còn gọi bàn nâng cơ, sử dụng lực chân đạp để nâng bàn lên. Vì chỉ sử dụng được chức năng đạp chân vì vậy thiết bị có giá thành rẻ, đơn vị nào cũng có thể đầu tư.
Bàn nâng xe máy cơ – điện
Sử dụng kết hợp giữa đạp chân và điện năng, linh hoạt khi sử dụng. Thiết bị hoạt động dựa vào nguồn điện là chính, tuy nhiên khi mất điện vẫn có thể sử dụng được nhờ đạp chân; giúp quá trình làm việc diễn ra trơn tru, không bị gián đoạn. Chính vì sự tiện dụng này mà, bàn nâng cơ – điện được nhiều cửa hàng.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp người dùng nắm được cấu tạo bàn nâng xe máy, cùng các loại bàn nâng phổ biến hiện nay, từ đó lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị mình.