Lớp nền bị mốc là nỗi ám ảnh của tất cả chị em. Làn da sần sùi, bong từng mảng phấn sẽ khiến các nàng tự ti, mất điểm trước mặt người khác. Vậy làm sao để không bị mốc nền? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đánh nền không bị mốc đơn giản ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân khiến lớp nền bị mốc
Thực tế, tình trạng lớp nền bị mốc rất phổ biến, nhất là với những bạn mới học makeup. Tình trạng này còn được gọi là nền bị cakey, là lớp nền bị sần sùi, có cảm giác bong tróc, phấn nhanh trôi và các lỗ chân lông xuất hiện lởm chởm ở trên bề mặt da. Gương mặt của bạn lúc này trông rất kém thẩm mỹ, khiến bạn khiến bạn khó chịu, tự ti trước mặt người khác. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lớp nền bị mốc?
Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân làm cho lớp trang điểm bị mốc. Dưới đây là một số yếu tố chính cả bên ngoài lẫn bên trong khiến cho lớp nền bị mốc:
- Da không được làm sạch kỹ trước khi trang điểm.
- Bề mặt da không đủ ẩm, làm lớp trang điểm dễ trôi và bong.
- Da khô khiến cho lớp kem nền và kem lót không bám được vào da.
- Thứ tự trang điểm không đúng khiến tình trạng lớp makeup bị mốc.
- Da nhờn và da hỗn hợp sẽ tiết nhiều dầu nhờn cũng như mồ hôi khiến lớp trang điểm bị vón cục, tạo cảm giác bị mốc.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến lớp nền bị mốc là chất lượng của mỹ phẩm không đảm bảo hoặc kỹ thuật trang điểm chưa “cứng tay”. Việc lạm dụng lớp nền, kem nền cùng kem che khuyết điểm, sử dụng nhiều với lớp dày cộp sẽ khiến nền bị mốc, không tự nhiên, dễ bong tróc.
Cách đánh nền không bị mốc
Để có được một lớp nền mịn, bám chắc vào da, trông tự nhiên, lâu trôi thì chúng ta cần có nhiều công đoạn khác nhau. Cùng tham khảo cách đánh nền không bị mốc qua những bước sau đây.
Bước 1: Làm sạch kỹ da mặt
Cách đánh kem nền không bị mốc không thể thiếu được bước làm sạch da mặt. Đây là bước đầu tiên, rất quan trọng, đặt nền móng cho một lớp nền mịn màng, tự nhiên và đều màu. Công đoạn này giúp cho da của bạn sạch hơn, bám các lớp phấn, kem sau chắc hơn.
Hãy chọn loại sữa rửa mặt hợp với loại da của bạn, bắt đầu rửa bằng nước ấm để lấy sạch bụi bẩn trong lỗ chân lông. Massage nhẹ nhàng khắp mặt, chú ý hơn ở những vùng mũi, trán, cằm và rửa lại thật sạch bằng nước lạnh để làm se khít lại lỗ chân lông.
Bước 2: Sử dụng toner để cân bằng độ pH trên da
Toner có khả năng cân bằng độ pH trên da, giúp làm sạch hết các chất bẩn mà sữa rửa mặt không làm sạch được. Toner cũng giúp cho da dễ thẩm thấu các dưỡng chất trong những bước sau, hỗ trợ cấp ẩm cho da ngừa mụn.
Sau khi rửa mặt sạch, bạn hãy dùng bông tẩy trang để thấm bớt nước còn lưu trên mặt. Sau đó, dùng bông tẩy trang thấm toner rồi apply lên mặt. Bạn cũng có thể đổ toner trực tiếp ra tay rồi xoa hai lòng bàn tay vào nhau sau đó vỗ đều lên khắp vùng da mặt.
Bước 3: Dùng kem dưỡng
Trong cách đánh kem nền không bị mốc mặt chúng ta không thể thiếu được kem dưỡng. Kem dưỡng ở đây có thể là dưỡng ẩm hoặc dưỡng da.
Bất kỳ loại da nào cũng cần được cấp ẩm đủ, bao gồm cả da nhờn. Da quá khô sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết dầu nhờn để cấp ẩm cho da. Dầu nhờn khiến cho lớp nền bị trôi, bết dính,… Dưỡng ẩm trước khi trang điểm sẽ giúp bạn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, hạn chế sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn. Một làn da quá khô sẽ khiến cho lớp trang điểm bị mốc, bong tróc, đóng vảy trên mặt.
Chính vì thế, cấp ẩm là cách đánh nền không bị mốc. Sau khi thoa kem dưỡng lên mặt, bạn tán thật đều tay và có xu hướng đưa lên phía trên để đồng thời massage da mặt, hạn chế làm da mặt chảy xệ xuống và tạo độ căng bóng cho da. Sau đó vỗ nhẹ và đợi khoảng 2 phút cho kem dưỡng thấm rồi bắt đầu trang điểm. Lưu ý, bạn cũng nên thoa kem dưỡng lên phần cổ để không tạo sự khác biệt giữa vùng da mặt và vùng da cổ nha.
Bước 4: Cách đánh nền không bị mốc là dùng kem lót
Việc dùng kem lót trước khi đánh nền là rất quan trọng, nó chính là một bước không thể thiếu trong cách đánh nền không bị mốc. Bởi vì kem lót có tác dụng bảo vệ làn da trước các tác hại của mỹ phẩm như bào mòn da,…
Kem lót được dùng như lớp lót kiềm dầu trước khi bạn tiến hành đánh kem nền. Nó chính là cứu tinh cho những cô nàng da dầu. Lớp silicone có trong kem lót có tác dụng làm mờ cũng như che bớt lỗ chân lông trên bề mặt da, giúp cho da trở nên phẳng mịn hơn. Hầu hết các loại kem nền bán trên thị trường hiện nay đều sẽ bắt đầu xuống tông sau khoảng 30 phút. Do đó, việc sử dụng kem lót sẽ giúp cho lớp nền của bạn bền màu hơn. (Những cô nàng có làn da khô có thể bỏ qua bước này).
Bước 5: Sử dụng kem nền
Việc sử dụng kem nền sẽ giúp làn da đều màu, che khuyết điểm, lớp trang điểm ít bị trôi, bay màu. Hiện có nhiều loại kem nền với các tone da khác nhau, tùy loại da mà bạn sẽ chọn kem nền phù hợp với da của mình.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại kem nền dạng đặc sẽ dễ khiến cho lớp nền trông dày và nặng mặt, nếu dưỡng ẩm không kỹ thì sẽ dễ dàng bị khô mốc. Bạn nên ưu tiên chọn lớp nền mỏng nhẹ, tự nhiên mà vẫn che được khuyết điểm của da.
Khi đánh nền, bạn cần tập trung tại vị trí trung tâm của khuôn mặt, như vậy độ che phủ tại trung tâm sẽ tốt hơn, phần trung tâm khuôn mặt vì thế mà cũng trở nên nổi bật hơn. Sau đó ta tán dần kem nền ra phía ngoài của khuôn mặt, việc tán nền có chủ đích như vậy sẽ làm lớp nền trở nên mượt mà hơn. Khi tán kem nền, chú ý tán đều tay, liền mạch giúp lớp nền được đều hơn, tránh chỗ có chỗ không.
Bước 6: Dùng kem che khuyết điểm
Sau khi dùng kem nền, thì vẫn sẽ còn sót lại những vùng mà kem nền không che khuyết điểm hết, lúc này bạn cần dùng thêm kem che khuyết điểm. Thường những vùng da cần dùng tới kem che khuyết điểm là khóe mũi, bọng mắt, viền môi và những vết thâm mụn, vết nám. Kem che khuyết điểm thường sẽ có tông màu sáng hơn tông kem nền, bạn có thể dùng nó luôn để bắt sáng cho những vùng nổi bật trên gương mặt.
Bước 7: Dùng phấn phủ
Khâu cuối cùng ở trong các bước trang điểm cơ bản để tạo lớp nền cho khuôn mặt là dùng phấn phủ. Dù bạn có tán kem lót hoặc kem nền tốt đến đâu mà thiếu phấn phủ thì khuôn mặt vẫn có thể bị mốc, bong tróc, nhanh trôi. Phấn phủ sẽ giúp cho lớp trang điểm bền màu hơn và kiểm soát được lượng dầu tiết ra, giảm thiểu tình trạng bết phấn.
Để phủ phấn bạn hãy dùng miếng bông hoặc cọ chuyên dụng, dặm nhẹ nhàng lên khuôn mặt. Lưu ý là không nên miết bông phấn nhé, vì nó sẽ khiến phấn khó bám hơn, phủ không đều. Hãy dặm nhẹ theo hướng vuông góc với da. Chỉ dặm một lớp mỏng vừa phải, dặm quá nhiều sẽ làm mặt bị cứng, rất thiếu tự nhiên.
Bước 8: Xịt khoáng để khóa nền
Để hoàn thiện cách đánh nền không bị mốc cơ bản cho khuôn mặt, bạn hãy dùng xịt khoáng, xịt một lớp nhẹ lên khuôn mặt. Xịt khoáng như một lớp khóa, giúp giữ ẩm cho da, tạo cho cho mặt vẻ tự nhiên, bóng mịn, giữ lớp trang điểm lâu trôi hơn, bền màu trong nhiều giờ
Một số bí quyết đánh nền lâu trôi
Bên cạnh các bước cụ thể trong cách đánh nền không bị mốc thì chúng ta cũng có thể tham khảo một số bí quyết để lớp nền không mốc, bền màu như sau:
- Dùng kem dưỡng trước khi đánh nền: đừng quên bước cấp ẩm này của da nhé. Da đủ ẩm sẽ hạn chế tiết nhờn, da không khô nên không bị mốc nền.
- Không đánh nhiều lớp nền: bạn đừng dùng kem nền để che phủ hết các khuyết điểm trên mặt. Lớp nền càng dày thì càng khiến mặt bị nặng, sần sùi, dễ bong tróc. Dùng lớp nền mỏng và kết hợp thêm các lớp khác như kem che khuyết điểm, phấn phủ,… để da đều mặt, mỏng nhẹ và không bị mốc.
- Dùng cọ thay cho mút trang điểm: khi dùng mút, kem dễ bị đọng lại trong lỗ chân lông, những vùng da bị sẹo rỗ, xung quanh các nốt mụn,… tạo cảm giác lớp nền dày. Đồng thời, khi dùng mút, sẽ tốn kem hơn.
- Nếu bạn có làn da thiên dầu, thì trước khi trang điểm nên massage mặt nhẹ nhàng, để da đàn hồi và căng bóng hơn.
Trên đây là tổng hợp về cách đánh nền không bị mốc mặt. Hãy làm đủ các bước để cho bạn có một lớp trang điểm mềm mịn, tự nhiên nhé.