Để sử dụng cầu nâng 1 trụ hiệu quả và an toàn thì đòi hỏi cần có cách lắp đặt chính xác. Theo đó, bản vẽ trong thiết kế cầu nâng 1 trụ có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bản vẽ và cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ như thế nào? Các lưu ý khi lắp đặt ra sao? Cùng giải đáp tất cả thắc mắc bên trên dưới nội dung bài viết này nhé!

Khám phá vai trò của bản vẽ trong thi công cầu nâng 1 trụ
Hiện nay, cầu nâng 1 trụ bao gồm 2 loại chính là cầu nâng 1 trụ Việt Nam và cầu nâng 1 trụ nhập khẩu Ấn Độ.
Với sự khác biệt cơ bản về thiết kế, cụ thể là chiều dài ty ben của cầu nâng Ấn Độ dài hơn 0.1m so với cầu nâng Việt Nam; thì yêu cầu thực hiện cách lắp đặt đòi hỏi phải có sự chú ý đến nền móng cầu nâng. Vì vậy, để phù hợp với mọi không gian mặt bằng thì có 2 cách lắp đặt được ứng dụng phổ biến là lắp âm nền và lắp kiểu nổi.

Để thực hiện tốt việc thi công lắp đặt cầu nâng 1 trụ, bản vẽ trong thiết kế được ví như một hình mẫu – phương án thực hiện. Do đó, trước khi tiến hành làm móng thì khách hàng cần cung cấp cho đơn vị chuyên nghiệp bản vẽ móng cũng như hướng dẫn chi tiết việc tiến hành lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Bản vẽ bắt buộc phải phù hợp với không gian nhà xưởng, đồng thời đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình sử dụng.
2 mẫu bản vẽ lắp đặt cầu nâng 1 trụ
Như chia sẻ bên trên, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý khách bản vẽ 2 kiểu lắp âm nền và lắp nổi. Cụ thể như sau:
Bản vẽ thiết kế với kiểu lắp nổi
Với cách lắp nổi, người dùng cần phải chú ý đến đáy móng và đảm bảo gia cố vững chắc để tránh trường hợp không bị lún khi sử dụng. Theo đó, yếu tố cao độ sẽ quyết định đến điều này và người dùng cần xác định độ dài của ty ben giữa 2 loại cầu nâng Việt Nam và cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ.

Với cầu nâng 1 trụ Ấn Độ
- Chiều sâu của trụ cầu nâng là 2.5m
- Chiều cao tính từ bê tông đáy lên mặt sàn sau hoàn thiện là 2.2m
Với cầu nâng 1 trụ Việt Nam
- Chiều sâu của trụ cầu nâng là 2.4m, bên dưới được đổ lớp bê tông dày 30cm.
- Chiều cao tính từ bê tông đáy lên mặt sàn sau hoàn thiện là 2.1m (đây là độ dày vừa bằng với độ dài ty nâng nội địa).
Bản vẽ thiết kế với kiểu lắp âm nền
Cách lắp âm nền sẽ có phần khó khăn hơn so với cách lắp nổi. Vì vậy, khi thực hiện lắp đặt thì bạn cần chú ý đến kích thước đảm bảo khi hạ bàn nâng xuống sẽ vừa khít với mặt sàn. Cụ thể với 2 loại như sau:
Với cầu nâng 1 trụ Ấn Độ
- Độ sâu của hố là 2.65m, rộng 1.2m
- Lớp bê tông đáy dày 30cm (đảm bảo kích thước từ mặt bê tông đáy lên đế mặt nền khi hoàn thiện cốt 0.00 là 2.35m).
- Lưu ý, độ sâu của hố móng âm nền sẽ lớn hơn hố móng lắp nổi là 15cm.
- Vị trí hạ bàn nâng phải phù hợp kích thước bàn nâng, được tính toán vào khoảng: R X D= 2.1 x 4.4m.

Với cầu nâng 1 trụ Việt Nam
- Chiều dài ty nâng 1 trụ có chiều dài 2.1m
- Kích thước từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền khi hoàn thiện là 2.25m, gồm 2.1m chiều dài ty nâng và 15cm của phần âm nền bàn nâng.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ hiệu quả
Để tiến hành cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ, quý khách thực hiện theo thứ tự các bước sau:
- Bước 1: Đưa ty nâng xuống móng cầu nâng, dùng thước thủy lực để cân bằng ty. Đây được xem là một công đoạn quan trọng nhất khi thực hiện lắp đặt cầu nâng 1 trụ.
- Bước 2: Tiến hành việc lấp cát vào hố móng, lưu ý phải thật cẩn trọng để không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty nâng.
- Bước 3: Đổ cát vào hố câu nâng để tạo lên một khối vững chắc giúp giữ ty nâng định vị 1 chỗ (lưu ý, đổ cát vào hố cầu cách mặt sàn 300mm).

- Bước 4: Lắp đặt đường dẫn dầu để nối ty cầu với bình chứa dầu thủy lực, đảm bảo khi lắp đặt xong thì đường dầu không bị rò rỉ làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành cầu nâng.
- Bước 5: Tiến hành việc lắp thanh đỡ vào bàn nâng và thanh dẫn cầu ô tô. Sau đó thực hiện việc lắp đặt tất cả các bộ phận lại với nhau rồi gia cố thêm một lớp bê tông ở trên cổ ben nâng giúp cố định để cầu nâng không bị nghiêng đổ.
Lưu ý: Sau khi đã thi công hố móng, phải đảm bảo thời gian từ 7-10 ngày thì mới tiến hành việc lắp đặt cầu nâng. Đồng thời, bạn có thể sử dụng hệ thống nén khí tốt nhất với máy nén khí công suất từ 5.5HP trở nên và bình chứa khí từ 500L giúp hiệu quả công việc đạt tốt nhất.
Một số lỗi hay gặp phải khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ
Dưới đây là một số lỗi mà khách hàng hay gặp phải khi thực hiện việc thi công, lắp đặt cầu nâng 1 trụ:

- Đào hố móng cầu nâng quá rộng do sử dụng máy xúc.
- Tiến hành làm hố móng cầu nâng trước khi làm nền nên khi lắp đặt gặp khá nhiều khó khăn.
- Không làm đường rãnh dẫn nhớt gây ảnh hưởng đến chất lượng cầu nâng, mất thẩm mỹ và kéo dài thời gian thi công.
- Không đào hố móng theo đúng kích thước chiều sâu của cầu nâng.
- Không kiểm tra độ bền chắc của móng trước khi lắp đặt.
- Lắp đặt cầu nâng 1 trụ không đúng kỹ thuật, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
- Đối với các loại cầu nâng 1 trụ cũ, khách hàng thường không đưa ra bản vẽ lắp đặt gây khó khăn cũng như ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng.
Các lưu ý cần thiết khi tiến hành thi công móng cầu nâng 1 trụ
Trước tiên, với vấn đề làm hố móng cầu nâng thì bạn cần chú ý là với địa chất ở mỗi vùng miền là không giống nhau. Theo đó, ở những nơi tầng đất phía dưới ổn định, không xảy ra sụt lún hoặc không phải là đất bồi thì người dùng chỉ cần đổ một lớp bê tông mác 300 với độ dày 30cm là được.

Mặt khác, ở các khu vực gần sông, suối, biển thì nền đất sẽ rất dễ bị sụt lún nên thay vì đổ lớp bê tông dày 30cm thì bạn nên tăng độ dày lên khoảng 50-60cm. Hoặc bạn cũng có thể gia cố phía dưới bằng cừ tràm để tạo độ bền chắc cho móng.
Đối với những nơi có đất nền xung quanh hay bị sạt lở thì cần có giải pháp thích hợp nhất để việc đào hố diễn ra nhanh chóng. Bạn có thể bỏ ống cống xuống dưới, tức là đào đến đâu thì bỏ ống xuống đến đấy để tránh việc đất bị sạt lở xuống phần hố đã đào. Đối với trường hợp đất nền không sạt lở thì chỉ cần đào xong đổ bê tông đáy rồi thả ống cống đường kính 1m hoặc xây tường gạch xung quanh để tránh sạt lở sau này.
Đặc biệt, khách hàng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ bán cầu nâng 1 trụ đảm bảo cung cấp đầy đủ bản vẽ và hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt. Đồng thời, hãy lựa chọn nguồn nhân công thi công lắp đặt cầu nâng chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm giúp xử lý mọi vấn đề khó khi gặp phải.
Như vậy, ở nội dung của bài viết này thì chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích giúp bạn sử dụng cầu nâng 1 trụ hiệu quả và an toàn. Đồng thời, hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các bài viết cũng thông tin mới nhất nhé!