Các sản phẩm được làm từ nhựa rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ từng thắc mắc nhựa plastic là gì? Nhựa plastic được sử dụng như thế nào trong đời sống? Chúng có độc không? hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại chất này.
Nhựa plastic là gì? Nguồn gốc của nhựa plastic
Nhựa plastic hay nhựa dẻo là một polymer tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có tính chất dẻo, dễ đúc, dễ tạo hình ở nhiệt độ, áp suất cao. Nhựa cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau. Chúng được sử dụng để chế tạo nhiều vật liệu phục vụ cho đời sống của con người.
Nhựa plastic được sáng tạo bởi Alexander Parkers vào năm 1862. Ban đầu nhựa plastic có tên là “Parkesine”, tên của người đã phát minh ra nó. Alexander Parkers đã chế tạo nhựa từ 2 thành phần phenol và formaldehyde. Đến nay, rất nhiều nhà sáng chế, sản xuất đã cho ra đời các sản phẩm nhựa plastic dựa trên nền tảng này.
Hiện nay, các sản phẩm làm từ nhựa được sử dụng vô cùng rộng rãi như: ống hút, đồ dùng nội thất, bao bì, y tế,… Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng mà chất liệu này đem lại thì nhựa lại trở thành mối lo ngại ở nhiều quốc gia. Nguyên nhân là do tốc độ phân huỷ của chúng rất chậm. Từ đó tạo ra nguồn rác thải lớn gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Phân loại nhựa Plastic
Chúng ta đã biết nhựa plastic là gì rồi phải không? Hãy cùng đến với cách phân loại nhựa plastic nhé. Các sản phẩm nhựa đang được sử dụng hiện nay được chia thành 2 loại chính là: nhựa nguyên sinh và nhựa có thể tái sinh.
Nhựa nguyên sinh
Nhựa nguyên sinh là sản phẩm được tạo ra từ dầu mỏ chưa qua sử dụng. Do vậy, loại nhựa này có độ tinh khiết cao, không chứa chất phụ gia. Cũng bởi lý do này mà nhựa nguyên sinh được bán trên thị trường có giá thành tương đối cao. Nhựa nguyên sinh chỉ sử được sử dụng cho những sản phẩm có giá trị hoặc cần độ an toàn cao như: dược phẩm, ống kim tiêm,…
Nhựa thái sinh
Nhựa tái sinh là sản phẩm nhựa được tái chế từ nhựa nguyên sinh hoặc tái sinh chính nó. Loại nhựa này phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất, quy trình khác nhau. Trong đó, quy trình sản xuất thường mất nhiều thời gian, xử lý nguyên liệu phức tạp mới tạo ra được sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành các sản phẩm từ nhựa nguyên sinh vô cùng rẻ bởi độ tinh khiết không cao.
>> Tham khảo thêm: Bảng giá máy ép nhựa plastic mới nhất. giảm giá 40%
Nhựa plastic có độc không?
Mức độ độc hại, an toàn của mỗi loại nhựa plastic đều được in trên bao bì sản phẩm . Đặc biệt, chúng thường được ký hiệu bằng chữ hoặc số nằm giữa hình tam giác có các mũi tên. Dưới đây là 7 ký hiệu nhựa và mức độ an toàn, độc hại của nó mà bạn nên biết.
Số 1 – PET
Nhựa PET được sử dụng rất phổ biến. Chúng thường được dùng để sản xuất chai nước khoáng, nước lọc, bao bì sản phẩm,…
Các sản phẩm có ký hiệu của loại nhựa PET chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất. Nếu tái sử dụng có thể làm tăng nguy cơ hoà tan các kim loại nặng, thay đổi cấu trúc hoá học, có khả năng làm mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì vậy, đối với những sản phẩm làm từ nhựa PET, bạn chỉ nên sử dụng 1 lần rồi bỏ đi là tốt nhất.
Số 2 – HDP
Nhựa HDP thường được sử dụng để làm bình đựng sữa, bình đựng gia vị, chất tẩy rửa hoặc túi nhựa. Loại nhựa này không tạo ra chất độc hại và an toàn nhất trong các loại nhựa.
Số 3 – PVC
Nhựa PVC là loại nhựa có đặc tính mềm, dẻo, chủ yếu được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đồ chơi, cùng 1 số sản phẩm. PVC có chứa 2 loại hoá chất có khả năng sản sinh ra chất độc hại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, chỉ nên sử dụng nhựa PVC để đựng đồ ăn, đồ uống dưới 81 độ C.
Số 4 – LDPE
Nhựa LDPE là một loại nhựa dẻo, thường được sử dụng để làm hộp đựng thức ăn đông lạnh, hộp mì, vỏ bánh,… Loại nhựa này không thể để trong môi trường có nhiệt độ cao được, vì chúng có khả năng giải phóng chất độc hại ở nhiệt độ cao.
Số 5 – PP
Nhựa PP là nhựa màu trắng, gần như trong suốt, có đặc tính nhẹ, độ bền cao và chịu được nhiệt độ trên 100 độ C. Nhựa PP có thể tái sử dụng, có khả năng chống ẩm tốt.
Số 6 – PS
Nhựa PS có giá thành rẻ, thường được sử dụng để làm cốc nước uống, hộp đựng thức ăn nhanh. PS có khả năng chịu nhiệt, tuy nhiên, không nên cho vào lò vi sóng vì có khả năng giải phóng chất độc hại ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, nhựa PS có chất kiềm mạnh nên không dùng để đựng thực phẩm trong thời gian dài.
Số 7 – PC
PC là loại nhựa nguy hiểm nhất, có khả năng gây ung thư. Chính vì vậy, nhựa PC chỉ sử dụng trong công nghiệp để sản xuất vỏ máy tính, điện thoại,… Loại nhựa này cũng không được các chương trình tái chế chấp nhận.
Nhựa plastic được ứng dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày
Nhựa plastic được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Các sản phẩm được làm từ nhựa cụ thể như sau:
– Nhựa PE: được sử dụng để làm túi xách, can đựng chất lỏng với các kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau.
– Nhựa plastic PP: chủ yếu được sử dụng để làm bao bì sản phẩm bởi có đặc điểm xé đứt dễ dàng, giá thành thấp.
– Nhựa PS: dùng để chế tạo hộp xốp bởi độ cứng cao và trong suốt.
– Nhựa PVC: dùng làm vỏ bọc dây cáp điện, áo mưa, ống thoát nước, màng nhựa gia dụng, màng bọc thực phẩm, nhựa ép plastic,… Ngoài ra, nhựa PVC còn được sử dụng để làm đồ gia dụng và các sản phẩm trong xưởng nội thất.
> Tham khảo: Máy ép Plastic là gì?
Sự khác nhau giữa nhựa và cao su
Sự khác biệt lớn nhất giữa nhựa plastic và cao su đó là: nhựa là một polyme tổng hợp. Ngược lại, cao su vừa được tìm thấy trong tự nhiên, vừa có thể được sản xuất như 1 polyme tổng hợp. Ngoài ra, giữa nhựa plastic cao su còn có sự khác nhau như sau:
Độ dẻo và độ đàn hồi
Nhựa plastic nổi bật với độ dẻo cao, có khả năng tạo ra đa dạng hình khối ở nhiệt độ và áp suất cao. Còn cao su lại được biết đến là có tính đàn hồi cao, dễ dàng tạo kiểu. Tuy nhiên, khả năng tạo hình kém hơn nhựa.
Độ an toàn
Nhựa plastic có độ độc hại thấp hơn hẳn so với cao su. Cụ thể, một số loại nhựa PP, PC, PES, được sử dụng rộng rãi trong y tế, ngành thực phẩm bởi lý do không chứa độc tố, chịu nhiệt, tính ổn định hoá học cao.
Sự khác nhau giữa nhựa và cao su
Về tái chế
Nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng cao hơn so với cao su. Điều này có được là bởi sự khác biệt về tính chất của các sản phẩm.
Có thể thấy rằng, các sản phẩm chai lọ, bình nhựa đều có thể tái chế thành sản phẩm mới. Trong khi lốp xe chỉ có thể tái chế được 1 phần để làm chất độn hoặc làm thành phần cho sản phẩm khác.
Về sản xuất
Nhựa là một polymer tổng hợp, hoàn toàn là nhân tạo, không có trong tự nhiên. Còn cao su vừa có trong tự nhiên ở cây cao su và vừa được tổng hợp.
Trên đây là những chia sẻ về nhựa plastic là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày. Hy vọng qua những chia sẻ hữu ích trên, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn nguồn gốc các sản phẩm được làm từ nhựa đang được sử dụng trong đời sống. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết được sản phẩm được làm từ nhựa nào an toàn cho sức khỏe của bạn.